Bệnh Nha Chu – 5 Sự Thật Bất Ngờ Cần Biết!

Có điều gì đó đang ẩn chứa sau những chiếc răng của bạn? Bệnh nha chu – một kẻ thù âm thầm, có thể gây ra nhiều rắc rối hơn bạn tưởng tượng. Khám phá ngay 5 sự thật bất ngờ về căn bệnh này để bảo vệ nụ cười rạng rỡ của mình.

Bệnh Nha Chu Là Gì?

Bệnh nha chu – Periodontitis là một bệnh viêm nhiễm hỗn tạp đa yếu tố dẫn đến sự phá hủy của nướu và mô nâng đỡ răng. Viêm nha chu có thể khiến răng bị lỏng hoặc dẫn đến mất răng.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh nha chu:

Mảng bám và cao răng: Khi thức ăn bám vào răng, vi khuẩn sẽ sinh sôi và tạo thành mảng bám. Nếu không được làm sạch thường xuyên, mảng bám sẽ cứng lại thành cao răng, bám chặt vào bề mặt răng và nướu, gây kích ứng và viêm nhiễm.

Vệ sinh răng miệng kém: Việc đánh răng không đúng cách, không sử dụng chỉ nha khoa hoặc không vệ sinh răng miệng thường xuyên sẽ khiến mảng bám và cao răng tích tụ nhiều hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Mảng bám trên răng

Các yếu tố như di truyền, hút thuốc, thay đổi nội tiết tố,… cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh nha chu. Các yếu tố nguy cơ này có thể làm tăng khả năng mắc bệnh nha chu, tuy nhiên, không phải ai có các yếu tố này cũng sẽ mắc bệnh.

Các giai đoạn phát triển, hình thành bệnh nha chu:

Viêm nướu: Giai đoạn đầu, nướu bị sưng đỏ, chảy máu khi đánh răng.

Viêm nha chu nhẹ: Viêm nhiễm lan sâu vào nướu, tạo thành túi nha chu.

Viêm nha chu vừa: Xương hàm bị phá hủy, răng bắt đầu lung lay.

Viêm nha chu nặng: Xương hàm bị phá hủy nghiêm trọng, răng bị mất.

5 Sự Thật Bất Ngờ Về Bệnh Nha Chu

Nha chu có thể liên quan đến các bệnh toàn thân theo 3 cơ chế sinh học:

  • Sự phá hủy của thành biểu mô của túi nha chu.
  • Vi khuẩn gây bệnh nha chu được xử lý bởi các tế bào của hệ miễn dịch dẫn đến sự phóng thích một lượng đáng kể các chất trung gian viêm ảnh hưởng toàn thân.
  • Một số vi khuẩn gây bệnh nha chu có khả năng tham gia vào sinh bệnh học một số bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp và Alzheimer.
Những bệnh toàn thân có thể liên quan với nha chu.

1: Viêm nha chu và mối liên hệ mật thiết với viêm phổi

Bệnh nha chu và viêm phổi có mối liên hệ mật thiết với nhau. Vi khuẩn gây bệnh nha chu, vốn sinh sống trong khoang miệng, có khả năng di chuyển vào đường hô hấp, các vi khuẩn gây bệnh sẽ xâm nhập vào đường hô hấp qua đường thở hoặc đường tiêu hóa.

Cả viêm nha chu và viêm phổi đều gây ra phản ứng viêm mãn tính, làm suy yếu hệ miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Bệnh nhân viêm nha chu có nguy cơ mắc viêm phổi cao gấp 3 lần so với người bình thường, đặc biệt là ở người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch và người nằm viện. Viêm nha chu có thể làm trầm trọng thêm các bệnh phổi mãn tính như COPD.

2: Quan hệ giữa bệnh nha chu và mang thai

Bệnh nha chu ở phụ nữ mang thai có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Viêm nha chu gây ra phản ứng viêm, làm tăng sản xuất chất trung gian gây ảnh hưởng đến quá trình mang thai và việc viêm nhiễm ở nhau thai có thể làm suy yếu, gây cản trở quá trình cung cấp oxi và chất dinh dưỡng cho thai nhi.

Mối liên hệ giữa viêm nha chu và tăng nguy cơ sinh non.

Nghiên cứu bệnh chứng của Cao Thị Hương Huyền, 2006 trên 70 sản phụ ở bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ, kết luận sản phụ bị viêm nha chu có nguy cơ sinh non nhẹ cân gấp 2,86 lần so với sản phụ không bị viêm nha chu và cân nặng trung bình trẻ sơ sinh thấp hơn.

Viêm nha chu cũng có thể liên quan đến các biến chứng khác như tiền sản giật, vỡ ối sớm.

3 : Viêm nha chu và mối quan hệ tương tác với đái tháo đường

Bệnh nha chu và đái tháo đường có mối quan hệ tương tác lẫn nhau, ảnh hưởng qua lại và làm trầm trọng thêm tình trạng của nhau.

Đái tháo đường gây viêm nha chu:

Đường huyết cao sẽ tạo ra các hợp chất glycat hóa, gây tổn hại đến mô nướu, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Rối loạn chức năng mạch máu làm giảm khả năng cung cấp oxi và chất dinh dưỡng khiến cho nướu dễ bị tổn thương. Hệ miễn dịch suy yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh nha chu phát triển.

Viêm nha chu làm trầm trọng đái tháo đường:

Vi khuẩn gây bệnh nha chu và các sản phẩm độc tố của chúng xâm nhập vào máu, gây ra phản ứng viêm toàn thân, làm tăng kháng insulin. Viêm nhiễm kéo dài làm tăng mức đường huyết, gây khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết.

4: Bệnh nha chu và tim mạch

Bệnh nha chu và tim mạch có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng người mắc bệnh nha chu có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn người không bị bệnh nha chu.

Bệnh nha chu và tim mạch đều có cơ chế viêm nhiễm mãn tính do đó các vi khuẩn gây bệnh nha chu và sản phẩm độc tố của chúng có thể xâm nhập vào máu, tổn thương mạch máu. Làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, hình thành mảng xơ vữa động mạch.

Bệnh tim và viêm nhiễm mãn tính

5: Bệnh nha chu và viêm khớp dạng thấp và Alzheimer

Viêm nha chu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn có thể liên quan đến nhiều bệnh lý tự miễn khác như viêm khớp dạng thấp và bệnh Alzheimer.

Bệnh nha chu và viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh viêm mãn tính không rõ nguyên nhân và có cơ chế bệnh sinh đa yếu tố phức tạp ảnh hưởng đến khớp và các mô khác.

Một số nghiên cứu đã gợi ý mối liên hệ giữa viêm nha chu và viêm khớp dạng thấp, viêm khớp dạng thấp có thể có tác động tiêu cực đến tình trạng nha chu và ngược lại. Người bệnh viêm nha chu có tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn so với những người không bị viêm nha chu. Vì vậy, bệnh nha chu được coi như một yếu tố nguy cơ của bệnh viêm khớp dạng thấp.

Bệnh nha chu và bệnh Alzheimer

Theo nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Science Advances, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy vi khuẩn liên quan đến bệnh viêm nướu mãn tính, porphyromonas gingivalis, có trong não của những người mắc bệnh Alzheimer.

Các nhà nghiên cứu giải thích rằng, vi khuẩn từ bệnh nha chu có thể xâm nhập vào não bằng việc lây nhiễm các tế bào hệ thống miễn dịch hoặc lây lan quan các dây thần kinh đi qua đầu và hàm.

 

Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Nha Chu

Các dấu hiệu sớm: Chảy máu khi đánh răng, nướu sưng đỏ, hơi thở hôi,…

Các dấu hiệu muộn: Răng lung lay, tụt lợi, mủ chảy ra,…

Khi nào nên đi khám nha sĩ: Tầm quan trọng của việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Các giai đoạn viêm nha chu

Cách Phòng Ngừa Bệnh Nha Chu

Vệ sinh răng miệng hàng ngày: Đánh răng 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa, súc miệng.

Khám răng định kỳ: 6-12 tháng/lần.

Chế độ ăn lành mạnh: Hạn chế đồ ngọt, tăng cường rau củ.

Bỏ thói quen xấu: Không hút thuốc, nhai trầu.

Kiểm soát bệnh lý: Tiểu đường, tim mạch.

Tổng kết

Bệnh nha chu không chỉ đơn thuần là vấn đề về răng miệng mà còn có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe toàn thân. Từ tim mạch, tiểu đường cho đến những nguy cơ sinh sản, nha chu là một căn bệnh không thể xem nhẹ.

Để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình, hãy đến phòng khám nha khoa German Dental Clinic. Tại đây, đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp sẽ tư vấn, thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Đừng để nha chu trở thành nguyên nhân gây ra những biến chứng nguy hiểm. Hãy hành động ngay hôm nay!